Cách phân biệt 4 loại gỗ công nghiệp: MFC, MDF, HDF, Gỗ ép (Plywood)

Gỗ công nghiệp ngày nay được ưa chuộng và ứng dụng rộng rãi trong đồ nội thất. Tìm hiểu các loại gỗ công nghiệp phổ biến nhất và ứng dụng của chúng qua bài viết sau đây. 

1. Gỗ MFC (viết tắt của Melamine Faced Chipboard)
Đây là loại gỗ công nghiệp có cốt gỗ chủ yếu là gỗ rừng trồng ngắn ngày như bạch đàn, keo, cao su…  ép lại và được phủ bề mặt bằng chất liệu Melamine. Lớp Melamine giúp chống trầy xước, chống thấm và tăng tính thẩm mỹ cho bề mặt. Ưu điểm của gỗ MFC là màu sắc phong phú, nhẹ, dễ gia công, tuy nhiên hạn chế về độ dày và không liền lạc, chống ẩm kém. Gỗ MFC thích hợp làm độ nội thất gia đình và văn phòng ở khu vực khô ráo như tủ quần áo, tủ đầu giường, bàn học,…

2. Gỗ MDF (viết tắt của Medium Density Fiberboard)
Là ván sợi mật độ trung bình, được tạo ra từ liên  kết các sợi gỗ cùng với các chất phụ gia (chất kết dính, chất bảo vệ gỗ, keo trộn,…) ép lại. Gỗ MDF có lượng gỗ dăm trung bình cao hơn gỗ MFC, bề mặt mịn, liên kết keo và ốc vít tốt. Quy trình sản xuất gỗ MDF hiện nay thường có quy trình khô và quy trình ướt để tạo ra các loại gỗ MDF khác nhau. Loại gỗ MDF thường sẽ được dùng cho nội thất trong nhà như bàn ghế, tủ hồ sơ, tủ quần áo, giường ngủ,… Loại gỗ MDF xanh chống ẩm tốt, thường được sử dụng được ở những nơi ẩm ướt, thường xuyên tiếp xúc với nước như tủ bếp, tủ và vách toilet,... Gỗ MDF đỏ có khả năng chống cháy, nên thường được sử dụng ở những văn phòng, chung cư…

3. Gỗ HDF (viết tắt của High Density Fiberboard)
Được cấu tạo từ 85% gỗ tự nhiên, phần còn lại là phụ gia và chất kết dính. Gỗ có bề mặt mịn, nhẵn, chống ẩm, chống trầy xước tốt. HDF có khả năng bắt ốc vít rất tốt, độ cứng cao, chịu được tải trọng khá lớn cùng khả năng bám ốc vít tốt luôn cho ra những đồ nội thất có độ bền cao. Gỗ HDF được ứng dụng rộng rãi trong việc làm sàn, làm cửa đi và các đồ nội thất cao cấp của gia đình như tủ bếp, tủ quần áo, các quầy kệ văn phòng. Giá của gỗ HDF cao hơn hẳn so với gỗ MFD và MFC.

4. Gỗ ép (Plywood)
Là loại ván gỗ được tạo ra từ nhiều lớp ván mỏng có cùng kích thước xếp chồng lên nhau theo thớ vân gỗ của mỗi lớp. Gỗ ép được sản xuất có chất lượng khác nhau tùy thuộc mục đích sử dụng và số lượng lớp ván được ép. Gỗ ép có đặc tính dẻo dai, không cong vênh, chống thấm, chịu nước tốt hơn nhiều lần so với loại gỗ MFD, MFC. Gỗ ép được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như một vật liệu xây dựng tốt dùng cả trong nhà và ngoài trời. Gỗ ép có ứng dụng làm hầu hết các nội thất trên thị trường như: bàn ghế, tủ bếp, tủ áo, vách ngăn, giường… Nhìn chung, có thể nói rằng do sự dẻo dai và cường độ chịu lực cao, gỗ ép được sử dụng ở những nơi cần độ ổn định cao.

Hy vọng những thông tin trên hữu ích cho bạn, hãy liên hệ IVAN để được tư vấn chi tiết. 

 

Tin tức khác

  • TRẢI NGHIỆM SẮP XẾP QUẦN ÁO KHOA HỌC
    04 01/2024

    TRẢI NGHIỆM SẮP XẾP QUẦN ÁO KHOA HỌC

    Tủ quần áo ngày nay không chỉ đảm nhận chức năng lưu trữ, sắp xếp mà còn là phụ kiện nội thất góp phần tô điểm không gian, mang đến sự hiện đại và tính tiện nghi.

  • 6 LƯU Ý TRONG QUY TRÌNH ÉP PHUN NHỰA ABS?
    21 12/2023

    6 LƯU Ý TRONG QUY TRÌNH ÉP PHUN NHỰA ABS?

    Nhựa ABS có tên đầy đủ là Acrylonitrin Butadien Styren, dễ gia công, tạo hình vì thế những sản phẩm được sản xuất từ loại nhựa này rất đa dạng và phong phú đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất phụ kiện tủ.

  • TÌM HIỂU TIÊU CHUẨN ASTM D4673 CHO NHỰA ABS
    09 12/2023

    TÌM HIỂU TIÊU CHUẨN ASTM D4673 CHO NHỰA ABS

    Tiêu chuẩn ASTM D4673 là một tiêu chuẩn của Hiệp hội Tiêu chuẩn và Vật liệu Hoa Kỳ (ASTM) liên quan đến nhựa ABS (Acrylonitrile Butadiene Styrene).

  • GIA CÔNG ĐÙN ÉP LÀ GÌ?
    16 11/2023

    GIA CÔNG ĐÙN ÉP LÀ GÌ?

    Gia công đùn ép hay còn gọi là đúc ép đùn là phương pháp được sử dụng để tạo ra các chi tiết kim loại có hình dạng phức tạp từ tấm kim loại ban đầu, và cho vào máy ép để tạo hình theo mong muốn của nhà sản xuất.

  • MỚI LẠ PHONG CÁCH “FLAT INTERIOR DESIGN” CHO KHÔNG GIAN BẾP
    11 11/2023

    MỚI LẠ PHONG CÁCH “FLAT INTERIOR DESIGN” CHO KHÔNG GIAN BẾP

    Dạo gần đây, xu hướng không gian bếp Châu Âu đang rầm rộ trào lưu về phong cách "Flat Interior Design" (hay còn gọi là Thiết kế nội thất phẳng). Đây là phong cách được thiết kế để tạo ra một không gian nội thất phẳng, đơn giản, và tối giản.